Bản vị vàng là gì? Đây được coi là tiền thân của hệ thống tiền pháp định được sử dụng ở mọi quốc gia như hiện nay. Tuy có sự ổn định về giá trị nhưng sử dụng bản vị vàng rất khó quản lý. Đây là lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng trong quá khứ.
Định nghĩa bản vị vàng là gì?
Bản vị vàng giải nghĩa đơn giản là vàng được sử dụng làm bản vị. Nghĩa là tiền tệ được định giá thông qua vàng, mỗi đơn vị tiền tệ ứng với một lượng vàng cố định. Như vậy sự thay đổi giá trị tiền tệ đều phụ thuộc vào giá vàng.
Bản vị vàng từng được dùng phổ biến nhất trong hệ thống tiền tệ
Vàng là tài sản "giữ giá" tốt nhất nên dùng bản vị vàng giúp tiền tệ có giá trị ổn định. Mỗi quốc gia theo hệ thống này đều thiết lập giá vàng cố định theo tiền tệ của mình. Thông qua đây, Chính phủ có thể kiểm soát giá trị tiền tệ của mình.
Vàng là tài sản "giữ giá" tốt nhất nên dùng bản vị vàng giúp tiền tệ có giá trị ổn định. Mỗi quốc gia theo hệ thống này đều thiết lập giá vàng cố định theo tiền tệ của mình.
Các mốc lịch sử quan trọng của chế độ bản vị vàng
Chế độ bản vị vàng bắt đầu xuất hiện vào năm 1821, sụp đổ vào năm 1973. Cùng nhìn lại các mốc lịch sử quan trọng của chế độ tài chính từng được coi là vững chắc nhất này nhé.
- Năm 1821: Xuất hiện lần đầu tiên ở vương quốc Anh, sau đó lan dần sang châu Âu và thế giới.
- Năm 1874: Bản vị vàng được nhiều quốc gia trên toàn thế giới sử dụng trong giao thương quốc tế.
- Năm 1914 đến 1944: Liên tiếp 2 cuộc chiến tranh thế giới làm cạn kiệt lượng vàng dự trữ quốc gia, nhiều nước từ bỏ hệ thống. Riêng Mỹ nắm giữ ¾ lượng vàng toàn cầu, sử dụng in tiền giấy USD và cho các quốc gia châu Âu vay.
- 1944: Hệ thống tiền tệ Bretton Woods ra đời, USD trở thành tiền tệ chính có sự đảm bảo của vàng được giao thương trên toàn cầu. Kinh tế toàn cầu phát triển dẫn đến nhu cầu USD tăng, Mỹ in tiền nhiều hơn lượng vàng dự trữ. Các quốc gia châu Âu yêu cầu đổi USD lấy vàng, gây áp lực lên Mỹ.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon hủy bỏ bản vị vàng vào năm 1971
- 1971: Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố hủy bỏ chế độ bản vị vàng, dẫn đến USD thả nổi trên thị trường, giảm giá trị nhanh chóng.
- 1973: Tất cả các quốc gia từng áp dụng đều hủy bỏ bản vị vàng, khiến hệ thống này chính thức sụp đổ.
Lợi ích của bản vị vàng đem lại cho quốc gia
Trước khi sử dụng hệ thống tiền pháp định, bản vị vàng trong quá khứ đã giúp ích rất nhiều trong phát triển quốc gia. Một số lợi ích điển hình như:
- Tạo sự an tâm cho người dân: Tiền giấy được định giá theo vàng, được Chính phủ đảm bảo việc quy đổi bất cứ lúc nào. Điều này giúp người dân an tâm sở hữu, giao dịch, thậm chí là tích lũy tiền giấy.
- Duy trì giá trị tiền tệ ổn định: Chế độ bản vị vàng ấn định giá trị tiền giấy với đơn vị vàng. Vì vậy các quốc gia không được tự do in tiền giấy, đảm bảo giá trị tiền tệ ổn định.
- Hạn chế lạm phát: Tiền giấy lưu hành có số lượng nhất định, không in tự do nên lạm phát cũng được kiểm soát tốt.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Sử dụng tiền giấy giao thương thuận lợi, nhanh chóng là nền tảng để phát triển kinh tế nhanh chóng.
Phân tích ưu nhược điểm của bản vị vàng
Để hiểu rõ hệ thống tiền tệ vận hành thế nào thì việc nắm bắt ưu nhược điểm của hệ thống bản vị vàng rất quan trọng. Từ đây bạn sẽ nắm bắt được gốc rễ việc bản vị vàng sụp đổ và bị thay thế.
Bản vị vàng kiểm soát việc in thêm tiền rất chặt chẽ
Ưu điểm của hệ thống tiền tệ sử dụng bản vị vàng
- Ổn định giá trị tiền tệ: Vì tiền tệ định giá theo vàng mà vàng là tài sản ít biến động. Khi giá tiền tệ ổn định thì nền kinh tế vận hành ổn định.
- Thuận lợi cho giao dịch quốc tế: Thông qua trung gian là vàng, giao thương quốc tế dễ dàng thực hiện hơn.
- Giảm rủi ro tỷ giá trong giao thương quốc tế khi tiền tệ đã được liên kết giá trị với vàng.
- Kiểm soát nghiêm ngặt việc in tiền và từ đó giảm lạm phát quá mức.
Nhược điểm của hệ thống tiền tệ sử dụng bản vị vàng
- Bản vị vàng yêu cầu quốc gia dự trữ lượng vàng lớn, mà lượng vàng thế giới có hạn nên càng ngày càng thiếu hụt nguồn cung. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động đầu cơ tích trữ, đẩy giá hàng hóa lên cao.
- Hạn chế khả năng phát triển của nền kinh tế do khó khăn trong việc in tiền.
- Gây khó khăn cho việc quản lý, áp dụng các chính sách tài khóa hoặc tiền tệ, đặc biệt trong suy thoái hay giảm phát.
Bắt nguồn từ Mỹ, bản vị vàng bị xoá bỏ và hệ thống tiền pháp định ra đời, được áp dụng đến hiện nay. Ở đây, tiền tệ được Chính phủ phát hành mà không gắn liền với bất cứ tài sản vật lý nào như vàng. Vì vậy giá trị tiền tệ không phụ thuộc vào vàng mà phụ thuộc vào sức mạnh của từng quốc gia.
Việt Nam với Việt Nam Đồng VND cũng được phát hành trên hệ thống tiền pháp định. VND được định giá theo niềm tin vào Chính phủ và nền kinh tế nước ta. Hầu hết các quốc gia đều có tiền tệ riêng nhưng USD của Mỹ vẫn là đồng tiền có sức mạnh lớn nhất, sử dụng phổ biến nhất.
Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu bản vị vàng là gì cũng như ưu nhược điểm của hệ thống tiền tệ từng được ưa chuộng trong quá khứ này. Sự sụp đổ của bản vị vàng là phù hợp để đáp ứng sự phát triển kinh tế. Song bản thân mỗi quốc gia cần đối ứng linh hoạt hơn trước thách thức lạm phát và mục tiêu tăng giá trị tiền tệ của mình.