Màu sắc và vẻ ngoài trắng sáng rực rỡ khá giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn giữa bạch kim và vàng trắng. Thực tế đây là hai loại hợp kim hoàn toàn khác nhau, có sự khác biệt lớn về thành phần và giá cả. Cùng hiểu rõ khái niệm từng loại, xem bạch kim và vàng trắng cái nào đắt hơn dưới đây nhé.
Khái niệm chính xác về bạch kim và vàng trắng
Trước khi xem xét chênh lệch giá cả thì người chơi sành cần hiểu rõ bản chất của mỗi loại vàng trắng và bạch kim. Khi đó bạn có thể hiểu rõ giá trị cũng như sử dụng mua bán thông minh, đúng mục đích.
Bạch kim là hợp kim không chứa vàng
Bạch kim là tên gọi khác để chỉ vật chất kim loại có nguyên tố là Platinum - một trong những kim loại cực kỳ quý hiếm. Trên thế giới chỉ có các mỏ bạch kim nằm ở Nga, Mỹ, Canada, Úc, Nam Phi và Zimbabwe. Tổng trữ lượng bạch kim trên toàn cầu không quá lớn, khai thác hàng năm thấp hơn vàng và bạc đến hàng trăm lần.
Bạch kim là hợp kim không chứa vàng
Trong giới trang sức, bạch kim khá được ưa chuộng vì có đặc tính bền màu, bền dạng, màu xám trắng và đặc dẻo, dễ uốn. Ngoài ra kim loại này còn có ứng dụng trong sản xuất linh kiện điện tử, vật liệu bản mạch ngành công nghiệp ô tô.
Trong sản xuất trang sức, bạch kim được chế tác có độ tinh khiết tương đối cao, dao động từ 85 - 95%. Trên thế giới khá hiếm trang sức bằng Platinum nguyên chất 100% hay 99%, thay vào đó thường được trộn cùng các kim loại khác. Ví dụ như đồng, coban, ruthenium, rhodium…
Cũng giống như vàng, trên trang sức hợp kim thường ký hiệu độ nguyên chất bằng các con số chỉ hàm lượng. Điển hình như 850, 900, 950 hoặc 999.
Vàng trắng không tồn tại trong tự nhiên
Vàng trắng được đặt tên để phân biệt với vàng ròng hay vàng tây có màu vàng đặc trưng. Thực tế dòng kim loại này không tồn tại trong tự nhiên mà là sản phẩm chế tác của con người. Nó xuất hiện vào khoảng thế kỷ 19 nhưng phổ biến sau thế chiến thứ nhất. Khi đó người ta cần dùng bạch kim vào vũ khí quân sự và đưa ra vàng trắng làm vật liệu trang sức thay thế.
Thành phần chính là vàng Au phối trộn với các kim loại trắng như Niken, bạc, palladium, kẽm… Các kim loại trắng này làm át màu vàng vốn có của Au, khiến hợp kim có màu trắng nhạt đặc trưng. Đồng thời độ cứng và độ bền cao hơn vàng nguyên chất, phù hợp để làm trang sức. Đặc biệt là nhẫn cưới hay các món đồ trang sức tinh xảo.
Vàng trắng được chế tác nhân tạo
Vàng trắng cũng được phân loại độ tinh khiết phần vàng theo hệ Kara, dĩ nhiên không thể đạt 24K mà thường phổ biến là 14K hay 18K. Tiêu chuẩn độ tinh khiết trong sản xuất vàng trắng ở mỗi quốc gia là khác nhau, tối thiểu là 8K.
Bạch kim và vàng trắng cái nào đắt hơn?
Quay lại câu hỏi bạch kim và vàng trắng cái nào đắt hơn? Trước hết cần xem xét theo đơn vị hay theo giá trị sử dụng.
- Theo đơn vị, giá của vàng trắng và bạch kim là giống nhau trên mỗi gram.
- Theo giá trị sử dụng, giá của bạch kim lớn hơn nghĩa là mỗi trang sức bạch kim sẽ đắt hơn trang sức bằng vàng cùng loại.
Lý do gây ra sự khác biệt giá ở sản phẩm cuối cùng này là bởi đặc tính của bạch kim. Kim loại này có trọng lượng riêng cao hơn vàng. Nghĩa là cùng một loại trang sức có kích thước chuẩn thì cần sử dụng nhiều bạch kim hơn. Điều này dẫn đến giá trang sức bằng bạch kim đắt hơn. Ngoài ra nguyên nhân còn do sự quý hiếm của bạch kim - dòng kim loại đặc biệt ưa thích trong chế tạo vũ khí.
Bạch kim và vàng trắng có cùng giá trên đơn vị
Phân biệt vàng trắng và bạch kim chi tiết nhất
Thực tế hầu hết khách hàng khi lần đầu tiếp xúc với trang sức vàng trắng và bạch kim dễ bị lẫn lộn. Bởi vẻ ngoài của chúng giống nhau đến 7 - 8 phần. Song vẫn có những điểm khác biệt sau giúp bạn dễ dàng nhận biết.
Phân biệt qua màu sắc - Vàng trắng sáng hơn bạch kim
Trong khi bạch kim là Platinum có màu trắng tự nhiên thì vàng trắng là hợp kim có vàng với kim loại trắng. Lớp trắng của vàng trắng chủ yếu là bởi mạ rhodium - lớp mạ dễ bị mòn dần theo thời gian. Vì vậy sau khi đeo, vàng trắng dễ biến đổi sang màu vàng nhợt. Muốn duy trì màu trắng như ban đầu, người dùng cần mang đi mạ lại Rhodium.
Tóm tắt chung:
- Vàng trắng: Có màu trắng sáng pha chút tông vàng nhạt.
- Bạch kim: Có màu xám trắng tự nhiên, không có ánh vàng.
- So sánh: Với trang sức mua ban đầu, đặt cạnh nhau thì vàng trắng sáng hơn bạch kim.
Bạch kim bền màu hơn so với vàng trắng
Thành phần hóa học - Bạch kim không chứa vàng
Thành phần hóa học hay thành phần nguyên tố của bạch kim và vàng trắng khác nhau hoàn toàn. Một trong hai không chứa nguyên tố vàng như sau:
- Vàng trắng: Thường chứa từ 10 - 18K vàng, còn lại là các kim loại khác như Niken, Paladi, Bạc,...
- Bạch kim: Gồm tỷ lệ cao nguyên tố Platinum thường từ 88% đến 99%, không chứa vàng.
Độ bền màu - Vàng trắng có xu hướng phai màu
Xét về độ bền màu, bạch kim bền màu hơn vì màu trắng xám là màu vốn có của Platinum. Còn vàng trắng có lớp mạ Rhodium tạo màu trắng sáng nên dễ bị phai sau thời gian sử dụng. Kết quả như sau:
- Vàng trắng: Sau một thời gian sử dụng, lớp mạ bị mòn lộ ra màu hợp kim chính là ố và ngả vàng nhạt.
- Bạch kim: Giữ nguyên độ bóng và màu trắng xám vốn có sau nhiều năm.
Giá trị - tương đương giá từng đơn vị
Giá trị của vàng và bạch kim hiện tại là tương đương nhau. Nhưng nếu người dùng mua trang sức thì bạn sẽ phải bỏ số tiền lớn hơn nếu muốn chế tác bằng bạch kim.
Nên mua vàng trắng hay bạch kim?
Vàng trắng hay bạch kim đều là kim loại quý được yêu thích trong chế tác trang sức. Vậy nên mua loại nào? Câu trả lời phụ thuộc vào khả năng tài chính, nhu cầu sử dụng cũng như sở thích của chính bạn.
- Ưu tiên vàng trắng nếu bạn muốn có trang sức sáng màu, bóng bẩy nổi bật, giá cả phải chăng. Đồng thời bạn có thể mang trang sức đi nhuộm sáng thường xuyên.
- Ưu tiên bạch kim nếu bạn muốn có trang sức bền màu, sang trọng, giữ được giá trị sau này khi cần mua bán.
Kết luận
Trên đây vanghomnay đã trả lời câu hỏi bạch kim và vàng trắng cái nào đắt hơn và gợi ý chọn mua. Nếu bạn đang quan tâm đến trang sức các loại này thì hãy cân nhắc tùy theo giá trị sử dụng nhé.